Các bước SEO website (còn được gọi là quy trình SEO) là điều mà bất cứ một SEOer chuyên nghiệp hay một người mới tập tành làm SEO đều cần nắm vững để thực hiện một chiến dịch SEO hiệu quả. Tùy theo kinh nghiệm và cảm nhận của từng cá nhân mà các bước SEO này được sử dụng một cách linh hoạt.
Trong quá trình làm việc tôi nhận thấy một chiến dịch SEO được chia làm 4 bước cơ bản như sau:
1. Phân tích và lựa chọn từ khóa
- Đây là bước cực kì quan trọng và cũng ngốn nhiều thời gian và công sức của chúng ta nhiều nhất vì các bạn cũng thừa hiểu tầm quan trọng của từ khóa đối với bất kì một chiến dịch SEO nào mà có phải không?
- Nếu chiến dịch SEO mà bạn đang thực hiện hướng đến mục tiêu kinh doanh thì ngoài việc phân tích lựa chọn từ khóa ra bạn còn phải phân tích và nghiên cứu thị trường kinh doanh mà mình sắp hướng đến xem thị trường đang có những xu hướng gì,những cơ hội nào cho chúng ta … bla …bla rất nhiều nữa.
- Và việc quan trọng cuối cùng trong quá trình phân tích chính là tìm hiểu đối thủ của bạn, người mà bạn sẽ trực tiếp chiến đấu để giành khách hàng từ tay họ.
Tips nhỏ: Để phục vụ cho quá trình tìm kiếm và phân tích từ khóa các bạn có thể sử dụng những công cụ gợi ý từ khóa rất hay như: Keyword planner(sản phẩm của chính google cung cấp) , keywordtool hoặc áp dụng công thức lựa chọn từ khóa mà mình từng chia sẻ ở bài trước.
2. SEO onpage (Tối ưu trên trang web)
- Không mất nhiều thời gian như bước phân tích từ khóa nhưng SEO onpage sẽ khiến bạn mất nhiều công sức và chất xám nhất vì bạn sẽ phải suy nghĩ để có thể “chém gió” cho hay (vì ở bước này đa phần là nói về nội dung trên trang) thu hút khách hàng đến với website của bạn càng nhiều càng tốt.
- Và sau đây là điều mà bạn nên chú ý trong SEO onpage
- Title – Tối ưu tiêu đề trang web: thẻ <title> có tác dụng mô tả ngắn gọn chủ đề của trang web, số kí tự chuẩn cho tiêu đề là từ 55 đến 70 kí tự.
- Thẻ META Description – Tối ưu thẻ mô tả: có tác dụng mô tả ngắn gọn nội dung trang web. Và những từ trong thẻ mô tả sẽ được google sử dụng để hiển thị trên thanh kết quả tìm kiếm.
- Thẻ Heading(<h1> –> <h6>) – Tối ưu bố cục bài viết: trong mỗi bài viết bạn nên sử dụng những thẻ Heading để nêu bật nội dung chính của bài vì tâm lý khách hàng thường đọc lướt qua những mục chính là có thể nắm được nội của bài viết đó. Lưu ý: Một trang web chuẩn SEO là phải có đủ 3 loại thẻ H1, H2, H3 .
- IMG – Tối ưu hình ảnh : Hình ảnh sẽ làm cho bài viết của bạn thêm sinh động và có cảm xúc hơn và khi SEO hình ảnh cũng cần phải được tối ưu một cách tiêu chuẩn như sau : tên file ảnh: chứa từ khóa, viết liền, không dấu và phân cách nhau bởi dấu “-“ (vd: anh-dep-ve-tinh-yeu); Thẻ ALT: mô tả về bức ảnh, phần này sẽ không hiển thị ra bên ngoài mà chỉ hiển thị cho google bot đọc và trong mô tả này bạn cũng cần phải chèn từ khóa cần SEO vào;Chú thích(Caption) phần mô tả bên dưới bức ảnh và chứa từ khóa.
- Keyword Idensity (mật độ từ khóa): mật độ từ khóa tối ưu cho bài viết là từ 2% – 5%. Bạn không nên vượt quá mật đồ từ khóa chuẩn này vì như thế khả năng cao là bài viết trên trang của bạn sẽ bị google đánh giá là span từ khóa.
3. SEO offpage (Xây dựng backlink)
- Sau khi đã tối ưu tốt nội dung trên trang rồi thì đây là lúc bạn giới thiệu webiste của mình đến mọi người với khách hàng của bạn – Quá trình này gọi là quá trình xây dựng backlink.
- Có nhiều cách để xây dựng backlink ví dụ như là: chia sẻ lên mạng xã hội, xây dựng site vệ tinh, đăng bài giới thiệu lên các forum/diễn đàn … Vấn đề này mình sẽ nói rõ hơn trong một bài viết về cách xây dụng backlink.
4. Đo lường hiệu quả chiến dịch
- Đến lúc này bạn cần phải kiểm tra thành tích đạt được sau một quá trình dài chinh chiến. Tuy nhiên để đo lường được tính hiệu quả của chiến dịch thì bạn phải đặt ra những tiêu chí cụ thể mà trong kinh doanh online thì Doanh Thu và Lợi Nhuận là mục tiêu hàng đầu.
- Và những công việc cụ thể mà bạn phải làm để đo lường đó là:
- Kiểm tra thứ hạng từ khóa để biết được những từ khóa nào hiệu quả để mà tiếp tục tối ưu và những từ khóa nào không hiệu quả để mà xem xét và tối ưu lại.
- Kiểm tra những liên kết bên trong trang web(internal link) và bên ngoài trang web (backlink).
- Cài đặt những công cụ theo dõi lưu lượng truy cập (Google Analytics) và công cụ dành cho nhà quản trị ( Google Webmastertools).
Trên đây là các bước SEO cơ bản cho một chiến dịch kinh doanh online của bạn. Tùy theo từng lĩnh vực mà chiến dịch SEO dài hay ngắn khác nhau, tuy nhiên quy trình thì vẫn phải tuân theo những bước cơ bản kể trên. Tôi hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về quy trình để SEO một website lên top với những từ khóa mà bạn mong muốn. Bình luận bên dưới cho tôi biết ý kiến của bạn. Chúc bạn thành công!
Tham gia cùng 67,322 người đăng ký
Nhận thông tin khi có bài viết đặc biệt, hướng dẫn chuyên sâu và cập nhật mới.
Mọi thông tin đều được mã hóa và bảo mật.
Chia sẻ rất ý nghĩa cảm ơn bạn rất nhiều. Minh đã có cái nhìn tổng quát hơn những việc cần làm khi mới bắt đầu. Mong rằng bạn sẽ có nhiều bài chia sẻ chi tiết hơn nữa.
Cảm ơn bạn!
mình đang muốn seo lại website giaydahanghieu.com mình muốn bạn nào nhận thì seo tổng thể website
mình đang muốn seo lại website http://giaydahanghieu.com mình muốn bạn nào nhận thì seo tổng thể website