Nếu tôi nói có cách để bất kỳ ai đều có thể tạo ra một nội dung chuyên nghiệp, khoa học giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi ngay lập tức hay ít nhất là giúp tăng cao tính tương tác cho bài viết?
Nghe thật khó tin và “quá cứng nhắc” phải không?
Bạn hãy thử tưởng tượng, rằng bài viết, bài quảng cáo hay email của bạn được khách hàng đọc ngấu nghiến từ đầu đến cuối không bỏ sót chữ nào! Không những đọc lần một mà còn quay lại đọc lần hai lần ba!
Khách hàng quan tâm nó, lưu tâm nó và có khi là một “fan” trung thành của blog bạn, hay cứ hóng những email “chất lừ” từ bạn. Và từ đó số tiền bạn kiếm được mỗi tháng nó tăng lên khủng khiếp như thế nào?
Thực sự quá sướng chứ bạn?
Nhưng mà thực tế hiện tại, bạn thấy viết nội dung trong khi làm tiếp thị liên kết rất rất khó khăn? Kể cả những bạn chủ yếu làm outsource (hình thức chuyên thuê dịch vụ ngoài) cũng gặp khó khăn không biết truyền đạt cũng như đánh giá chất lượng bài viết nhận được?
Gặp muôn vàn khó khăn trong quá trình xây dựng nội dung cho sản phẩm tiếp thị liên kết có thể làm cho bạn chán nản rồi bỏ cuộc giữa chừng!
Bạn đã bao giờ nghĩ bạn có thể tạo ra những nội dung thực sự chất lượng để kiếm tiền online mà không phải trả hàng trăm hàng ngàn đô la mỗi tháng cho những người nước ngoài?
Bài viết này tôi hứa sẽ cho bạn biết cách chính xác những gì bạn phải làm để cải thiện nội dung giúp tăng vọt tỷ lệ chuyển đổi!
Bạn sẽ học được gì?
Đây là một bài viết rất rất dài, vì vậy nếu không có tính kiên trì “gặm” những câu chữ hay ho thì tốt nhất nên dừng lại ngay bây giờ. Để mang lại hiệu quả cao nhất thì bạn cần kết hợp nhiều phương án, vì thế mình khuyên nên đọc hết và đọc lại nhiều lần để áp dụng được tốt!
- Cách để tăng tỷ lệ chuyển đổi qua bài viết, email.
- Tăng cảm xúc câu từ cho bài viết, xây dựng niềm tin và hút “fan” trung thành cho blog.
- Cách hệ thống và lên sườn bài viết chuyên nghiệp, nhanh chóng.
Ok bắt đầu nào! Tôi sẽ trình bày theo các yếu tố cần có và các ví dụ tôi sẽ cố gắng viết cả tiếng anh và tiếng việt để bạn hiểu và áp dụng tốt hơn.
##1. Viết nội dung trong tiếp thị liên kết nên bắt đầu với một câu hỏi
Khởi đầu bài viết với những câu hỏi tạo sự kết nối hoàn hảo đến người đọc một cách tự nhiên. Không gì dễ hơn sự đồng cảm với những khó khăn, vấn đề họ gặp phải. “Làm thế nào”, “làm sao”, “cách để…”, … là một số cách mở đầu thật sự không thể tốt hơn nữa. Những câu hỏi đó thực chất là những gì sẽ được giải quyết trong bài viết, giúp người đọc “khái quát” nhất giá trị nội dung bài viết họ nhận được.
Não bộ con người luôn đưa ra phân tích khi đón nhận một câu hỏi, nhất là những câu hỏi có những từ “hoặc”. Hơi khó hiểu phải không? Yên tâm, bạn sẽ hiểu ngay thôi sau khi đọc những ví dụ sau. Bạn chỉ việc áp dụng như một công thức và cho luôn vào bài viết của bạn cũng được.
Hướng dẫn viết
Mình sẽ đưa ra luôn ví dụ viết bằng tiếng anh để các bạn có thể copy ngay vào nội dung của bạn và sẽ tôi giải thích cho từng ví dụ.
Nếu tôi nói với bạn [vấn đề cần giải quyết] không cần phải [gì đó] hay [gì đó] -(What if I told you that [subject] doesn’t need to be [power word] or [power word]?)
- What if told you that baking doesn’t need to be messy or dirty?
- What if I told you that photography doesn’t need to be hard or expensive?
- What if I told you that meditation doesn’t need to be confusing or boring?
// Đại loại thì ở đây làm cho họ nghe được những thứ dường như không thể (đối với họ) nhưng có hướng giải quyết.
Ví dụ ở trong bài này tôi cũng đã sử dụng nó ở trên: Nếu tôi nói có cách để bất kỳ ai đều có thể tạo ra một nội dung chuyên nghiệp, khoa học giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi ngay lập tức hay ít nhất là giúp tăng cao tính tương tác cho bài viết?
Nghe có vẻ [cảm xúc], phải không? — ( It sounds [emotion], right? )
- It sounds scary, right?
- It sounds crazy, right?
- It sounds beautiful, right?
// Mục đích mang lại cảm xúc và đồng cảm với họ. Khi được sự đồng cảm mới mong có tiếng nói chung giữa bạn và khách hàng.
Đã bao lâu bạn cố gắng [làm gì đó] nhưng thấy mình [cảm xúc bế tắc, chưa được giải quyết] — (How many times have you tried to [subject] but found yourself in [undesireable situation]?)
- How many times have you tried going to the gym but found yourself bored and fat after two months?
- How many times have you tried forming a new habit but found yourself back to old ways in just days?
- How many times have you tried to learn German and found yourself not being able to get past Hallo?
// Đưa cảm xúc người đọc về trạng thái tuyệt vọng vì không giải quyết được việc đó. Mục đích cũng chỉ là muốn họ giải quyết trạng thái tuyệt vọng đó.
Bạn đã bao giờ muốn bạn có thể [hành động mong muốn] nhưng lại không phải [hành động không mong muốn] — (Have you ever wished that you could [desired action] without having to [undesired action]?)
- Have you ever wished that you could get a new phone without paying hundreds of dollars in monthly fees?
- Have you ever wished that you could eat carbs without having to worry about piling on the pounds?
- Have you ever wised that you could pick up girls without have to learn how to become a pick up artists?
// Mang niềm tin sau khi đưa cảm xúc người đọc về trạng thái tuyệt vọng.
Cải thiện tình hình bằng cách hành động — (Do you [improved situation] when you [take action]?)
- Do you smell better when you wear cologne?
- Do you get less injuries when you use a foam roller?
- Do you save energy when you use LED light bulbs?
Tóm lại thì ở cái TIP 1 này bạn cần đưa cảm xúc vào người đọc và giúp họ biết rằng họ đang ở đúng nơi có thể giải quyết được vấn đề của họ!
##2. A-P-P là phương pháp bạn nên dùng
Phương pháp tôi đọc từ Brian Dean thật sự được ứng dụng rộng rãi bởi rất nhiều bro trên thế giới.
Phương pháp này khá đơn giản nhưng đi thẳng vào vấn đề của họ một cách hiệu quả: Agree – Promise – Preview
Nhận ra vấn đề của khách hàng, thừa nhận nó. Bạn phải hứa phải giải quyết khó khăn họ gặp phải và cho họ thấy điều đó là hoàn toàn có thể bằng cách cho họ thấy phương pháp bạn sử dụng. Một phương pháp khác “phổ biến” và có lẽ đâu đó bạn đã đọc những nội dung chứa phương pháp này nhưng không chú ý. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng dúng nó để có một kết quả tốt nhất.
Hướng dẫn viết
Đồng ý và “bắt” họ đồng ý rằng để giải quyết việc đó là hết sự khó khăn. Nói với họ tình trạng hiện tại của họ không như họ đang nghĩ, và tất nhiên sau đó bạn phải đưa ra giải pháp tổng thể cho họ.
Bạn có thể viết như sau:
I’m sure you’ll agree with me when I say:
Doing [subject] is really [bad emotion or situation].
Or, is it?
Well it turns out that [achieving desired situation] may not be as [emotion] as you’d have thought. All you have do is [solution].
In this article I’m going to show you exactly how I [achieved goal/got result].
If you want to know more, all you have to do is read on…
Ví dụ #1
“I’m sure you’ll agree with me when I say:
Travel Hacking is really hard to wrap your head around.
Or, is it?
Well it turns out that getting all the points that you need to fly for free may not be as hard (or as confusing) as you may have thought. All you have to do is follow a simple system.
In this article I’m going to show you how I used this Travel Hacking system to fly return from New York to Sao Paulo for free, with a night’s free hotel stay thrown in too.
If you want to save money on travel and make sense of Travel Hacking, all you have to so is read on…”
Ví dụ #2
“Learning to become a freelance writer can be daunting…
…and like most people:
You probably have no idea how to get started either.
But let me be honest with you:
Anyone can start making money online as a freelance writer, including you!
So in this post, I’m going to show you how to turn that freelance dream into a profitable career.”
Tóm lại thì phương pháp này khá hiệu quả khi bạn đã có một giải pháp tốt mà họ có thể hiểu ngay khi bạn nhắc đến. Mấu chốt là hiện trạng và giải pháp. Thiếu một trong hai yếu tố thì không nên sử dụng phương pháp này trong bài viết. Tôi thường xuyên sử dụng phương pháp này trong email marketing khi làm Clickbank.
##3. Đưa bài viết trở thành cầu nối giữa mong muốn và hiện thực
Thực ra đây là một phương pháp phát triển trong NLP (Theo Google: NLP được viết tắt bởi từ NEURO LINGUISTIC PROGRAMMING và dịch sang tiếng việt là LẬP TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY. … NLP chỉ ra cách để ta có thể hiểu được “Bản Đồ” của người khác và cách để ta “bắt chước” “Bản Đồ” của người khác để trở nên hiệu quả hơn.)
Trải qua 3 bước để xây dựng hình ảnh của họ:
- Mong muốn của khách hàng.
- Hiện thực họ đang gặp phải.
- Cầu nối để họ đi từ hiện thực đến mong muốn là bài viết của bạn.
Phương pháp khá đơn giản và ngắn gọn, có thể bạn đã từng sử dụng như một cách tự nhiên nhưng không chú ý nó mang đến hiệu quả thu hút, giúp người đọc, khách hàng mong chờ những nội dung tiếp theo trong bài viết và ngấu nghiến nó.
Phương pháp này có thể sử dụng để viết cho đoạn mô tả đầu bài viết, email cũng rất ok đấy nhé!
Các yêu cầu khi sử dụng phương pháp này là câu chữ của bạn phải thật sự có cảm xúc mới có thể làm khách hàng háo hức đón chờ phần tiếp theo, đặt ra những câu hỏi, đưa ra lời hứa giải quyết nó và giải pháp để khách hàng không tắt phăng đi mà ở lại đọc tiếp. Để hiểu hơn bạn xem ví dụ sau và cách dùng.
Hướng dẫn viết
Vẫn sẽ đi theo thứ tự như tôi nói ở trên: Hình ảnh khách hàng mong muốn -> Tình hình hiện tại mà khách hàng đang ở đó -> Một lời hứa và giải pháp, bài viết như là cầu nối cho họ thực hiện được điều mong muốn.
Bạn có thể viết nó bằng tiếng Anh như sau:
Image you could [desired situation]. How good would your life be?
If you could [paint a picture of their ideal world. What they strive for and what they wish they had].
But, right now, here you are. Without any of that.
[Paint picture of their current situation]. What went wrong?
But, it doesn’t have to be this way:
There is a way you can start [subject]. And, it’s not too hard to do for yourself. All of the answers you need are right here in this article. To get them, you just need to read on.
Ví dụ:
“Imagine you could make all of your money through your blog. How good would it be?
You could lift up the lid of your laptop, write a few blog posts, connect with your readers – then sit back, relax and watch the money roll in. It’s the dream, right?
But right now, here you are. Sat in front of your laptop, reading this article, wishing that was your life.
You’ve tried all of the courses. You’ve listened to all of the webinars. And, you’ve poured your heart and soul into finding your passion. And while it feels like everybody esle can make a living from blogging – you’re struggling to put food in your belly.
But, it doesn’t have to be this way:
There is a way you can start monetising your blog. And you’ve been sitting on top of at all along. It doesn’t cost you any money, and you’ll find all the answers for free right here in this article.
All you have to do to get it is scroll down…”
Bạn không cần thiết sử dụng phương pháp này trong mọi bài viết, nhưng tôi tin bạn đủ thông minh để kết hợp đúng đắn, lựa chọn đúng giữa các phương pháp với nhau. Còn nhiều phương pháp viết nữa, đọc tiếp nào!
##4. Sử dụng một số từ ngữ tăng tính kết nối
Sử dụng một số từ ngữ tăng tính kết nối, giúp tăng thời gian on-page blog, email. Kết nối giữa các đoạn, các phần để bài viết thống nhất chặt chẽ hơn. Đây là một trong những yếu tố dẫn người đọc đi hết bài viết của bạn. Đọc tiếp hướng dẫn để hiểu hơn ý tôi nói.
Ví dụ:
- But wait, there’s more…
- It gets better
- Let me explain…
- Now, there is one more point I need to make…
- Yes, you read that right
Những từ ngữ giúp người đọc “nhai” từ đầu đến cuối bài viết của bạn. Tuy nhiên, bạn phải sử dụng một cách tự nhiên, tránh việc cố gắng thêm vào lại mất tính tự nhiên của từ ngữ. Về vấn đề này bạn cứ viết ít bài rồi sẽ quen. Bạn cứ sử dụng, nếu khó quá có thể bình luận dưới bài tôi sẽ giúp bạn!
##5. Tạo điểm neo đến những vị trí quan trọng trong bài viết
Tạo điểm neo đến những vị trí quan trọng trong bài viết giúp khách hàng hiểu rõ nội dung của bạn viết ra, khách hàng đến những vị trí quan trọng một cách nhanh chóng.
Phương pháp này giúp khách hàng trải nghiệm tốt hơn trên bài viết của bạn, bạn cũng có thể dễ dàng điều hướng khách hàng đến những điểm quan trọng (thường thì text có gắn link sẽ được chú ý hơn rất nhiều so với text thường, bạn có thể tận dụng để áp dụng để bán hàng luôn ngay trong bài viết chứ không đợi ở cuối bài)
Nếu bạn có kiến thức về HTML thì bạn thấy nó rất đơn giản rồi đấy, còn những bạn không có kiến thức tốt về HTML thì có thể đọc Hướng dẫn chi tiết học HTML cơ bản để thực hiện. Hoặc bạn có thể sử dụng plugin (google đầy nhé).
##6. “Tiết lộ” về những điều sẽ đến trong phần sau của bài viết
Phương pháp “thả thính” có thể xem là phương pháp hữu hiệu hàng đầu trong marketing chứ không riêng gì trong viết content. Làm cho khách hàng mong ngóng, háo hức đón chờ phần tiếp theo của bài viết, có thể giải quyết, mang lại lợi ích cho khách hàng. Một phương pháp cực kỳ gần gũi với chúng ta, phải không?
Phương pháp này có thể giữ khách hàng ở lại với nội dung bài viết của bạn, tại sao? Bạn có chắc chắn rằng nội dung bạn viết từ đầu đến cuối đều hấp dẫn? Tất nhiên hiếm có bài viết nào hoàn hảo từ đầu đến cuối, vậy đến điểm “chùng” của bài viết không lẽ cứ để khách hàng “ra đi”? Sử dụng phương pháp này giúp khách hàng cảm thấy bài viết còn “có giá trị” với họ ở những phần sau, và họ tiếp tục.
Trong khi viết bài cho tiếp thị sản phẩm trong affiliate marketing thì phương pháp này tôi lúc nào cũng sử dụng và tôi thấy nó rất hiệu quả trong tăng cường độ quan tâm của khách hàng.
##7. Hãy để từ ngữ tự nhiên như vốn có của nó
Không nên cố nhồi nhét từ khóa hay link sản phẩm vào bài viết, hãy để nó tự nhiên và thêm vào lúc hợp lí. Thế nào là hợp lí? Là bạn cứ viết bình thường và làm cho khách hàng tin tưởng rằng bạn đang nói chuyện “trực tiếp” với họ chứ không phải là chỉ cái máy không có cảm xúc. Bạn bán được sản phẩm không phải chỉ là giải quyết được vấn đề của họ mà phải làm cho cảm xúc của họ đủ đầy khi bạn bán nó. Mua nhưng vui và chân thật thì tỷ lệ refund cực kỳ thấp!
Tôi sẽ đưa ra một số ví dụ để bạn phân biệt và áp dụng một cách tự nhiên của từ ngữ trong viết nội dung.
Ví dụ để từ ngữ tự nhiên
Keyword: Fix iPhone 7 phone speaker
New Keyword: Fix your iphone 7 speakerKeyword: Dog walking Manchester
New Keyword: Dog walking in ManchesterKeyword: Free Apple Mac Video Software
New Keyword: Free Apple Mac Video Editing Software
Thành thật là cách đơn giản nhất để tiếp cận khách hàng, người đọc. Thành thật với sản phẩm, với tính năng, với hạn chế, thành thật với những gì họ nhận được và những mặt không “ưa” về sản phẩm. Marketing chân thật là marketing “trắng” mà tôi tự đặt, cách marketing hướng đến lợi ích của khách hàng.
##8. Đưa nội dung quan trọng và dễ tiếp thu lên trước
Phương pháp này được nhắc đến trong bài viết TOP 5 yếu tố tạo nên một mẫu email hiệu quả và bạn có thể đọc qua nó.
Người đọc không có đủ thời gian và “độ quan tâm” để follow hết bài viết, email của bạn. Hãy đưa nội dung quan trọng & dễ tiếp thu lên trước để tiếp cận khách hàng nhanh chóng trước khi để khách hàng rời đi mất. Phương pháp này khá khó khi thực hiện, bạn cứ lưu tâm rồi dần sẽ quen nhé! Không nên quá để ý nó khi mà bạn chưa thật sự có một “sườn bài” tốt trước khi viết bài.
Ví dụ thay vì bạn trình bày như sau
Thì bạn có thể đi theo bố cục sau:
Nó khá trực quan và dễ dàng để đưa cho thằng viết bài, thuê nó cứ yêu cầu thế. Nó ko dám viết tào lao khi bạn thể hiện được là người có trình độ thẩm định, đánh giá được chất lượng bài viết. Và khi nhận bài viết từ nó thì bạn cũng có thể dễ dàng đánh giá mức độ hoàn thành. 😉
Tôi cũng gần đi được một nửa của 17 thủ thuật giúp bạn có thể tự tin tạo được một nội dung chuyên nghiệp và tăng tỉ lệ chuyển đổi, mức độ quan tâm đối với khách hàng dành cho bạn! Tôi nhắc lại rằng bạn nên kết hợp các thủ thuật lại với nhau cho hợp lí, không áp dụng mỗi một cái và cũng không nhất thiết phải áp dụng tất cả. Đọc tiếp nào! Vì ở những thủ thuật tiếp theo sẽ giúp bạn tối ưu nhất nội dung của mình dù cho là những tiểu tiết tưởng chừng như không quan trọng, nhưng nó lại mang đến hiệu quả rất lớn!
##9. Bỏ những thứ rườm rà khác và tập trung hoàn toàn vào nội dung
Trong quá trình tiếp xúc với khá nhiều bạn ở những công việc như viết blog, email, viết nội dung quảng cáo,… thì tôi nhận thấy khá nhiều bạn để ý quá nhiều vào sidebar (thanh bên), pop-up, form đăng ký ẩn hiện,…. rất rất nhiều thứ rườm rà đập vào mắt khách hàng!
Nếu bạn là một người design tốt và tự tin nó sẽ không làm “phiền” đến trải nghiệm của người đọc (khách hàng) thì bạn có thể áp dụng nó. Nhưng tôi khuyên bạn nên tối giản hết những yếu tố đó và tập trung vào nội dung bài viết. Đưa nội dung ở vị trí mà mắt người đọc dễ nhìn nhất, thuận lợi nhất!
Tôi đã test qua và thấy rất hiệu quả!
Bây giờ bạn có thể mạnh dạn bỏ ngay sidebar nếu nó không mang lại hiệu quả nhiều! Hoặc cùng lắm thì làm đơn giản hoá sidebar, đừng phức tạp hay khiến người dùng khó chịu nhé! Một lưu ý nhỏ nhưng hiệu quả.
##10. Đừng để người đọc phải cố hiểu những từ ngữ của bạn!
Một trong những quy tắc để viết nội dung trong tiếp thị liên kết không có gì quá cao siêu, nhưng hầu như nhiều người đều mắc phải! Đó là nội dung chứa nhiều từ ngữ “khó hiểu” với người đọc. Bạn hãy thử tưởng tượng một chút nhé! Bạn đang là người mới, bạn đang tìm hiểu về quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads), bạn bắt gặp bài viết chứa những từ như CPM, CPC, Impressions, Budget, …. và những từ đó KHÔNG ĐƯỢC CHÚ GIẢI. Dù biết rằng bạn có thể google đó, nhưng ít nhiều sẽ gây sự khó chịu và có thể out luôn bài viết đang đọc!
Tất nhiên bạn phải xem xét rõ đối tượng đọc bài của bạn là ai nữa, cùng một vấn đề nhưng hướng đối tượng là những người có những kiến thức nâng cao thì bạn viết quá cơ bản (dùng từ ngữ, cách giải thích quá chi tiết) sẽ làm giảm đi tính chuyên nghiệp của nội dung. Vì vậy, cần hiểu rõ đối tượng mà bạn nhắm đến với nội dung đó nữa nhé!
##11. Sức mạnh của sự tập trung
Tập trung luôn là yếu tố quan trọng nhất để có thể thành công ở bất kỳ công việc, lĩnh vực nào. Và tất nhiên thì muốn có một nội dung “chất” bạn không thể bỏ qua yếu tố này.
Tập trung tất cả mạch nội dung, cảm xúc vào bài viết (Nếu không thì sẽ rất rời rạc, không có tính kết nối). Tập trung xuyên suốt đối tượng của bài viết bao gồm cả về độ tuổi, giới tính (nếu phân chia), ngành nghề, trình độ tiếp nhận kiến thức. Chỉ có hiểu và tập trung vào đối tượng của bài viết thì bạn mới thật sự mang lại được giá trị cho họ, kết nối được họ qua câu chữ.
Viết nội dung cho bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào đều cần lưu tâm vấn đề này chứ không riêng gì làm MMO nhé! 😉
##12. Thêm nhiều từ ngữ cảm xúc vào tiêu đề bài viết
Thật ra thì cái yếu tố thứ 12 này cũng rất khó nói chuyện đúng sai. Rằng có nên có nhiều từ ngữ cảm xúc trong tiêu đề bài viết hay không? Đúng hay sai? Mình chỉ đưa ra quan điểm và kinh nghiệm của mình thôi nhé!
Theo mình thì tuỳ “trường phái viết content” mà áp dụng thôi. Như mình thì content mình theo hướng chân thật, nội dung không màu mè nên khi viết tiêu đề ít khi mình lôi những từ ngữ cảm xúc “quá lố” vào (đối với content tiếng việt nhé!). Còn với content nước ngoài thì lại ngược lại, mình hay chèn những từ ngữ mang cảm xúc cao vào trong tiêu đề hơn bao giờ hết, và mình thấy nó HIỆU QUẢ HƠN.
Trái lại khi viết content tiếng việt thì hình như người việt bị “auto ghét” những từ mang tính cảm xúc gọi mời cao hay sao ấy?! Bạn có thể bình luận trao đổi thêm cùng mình ở dưới bài viết chứ? Về ý kiến của bạn.
Tóm lại ở yếu tố này, content nước ngoài mình rất thường xuyên mang từ ngữ cảm xúc (có thể tích cực hoặc tiêu cực) vào tiêu đề bài viết. Trái lại ở content tiếng việt thì mình ít khi làm lố quá tiêu đề, nếu có thêm thì cũng rất tế nhị và khéo léo. Mình thấy nhiều bạn “học lỏm” cách nước ngoài họ viết và bê nguyên để dùng cho người Việt, cũng tốt, nhưng cứ phải kiểm tra xem nó hiệu quả không nhé! Không phải cái gì ở nước ngoài nó hay cũng mang về Việt Nam áp dụng được. Chúc may mắn!
##13. Mô tả đầu bài viết phải thực sự tự nhiên và cuốn hút
Ngoại trừ cái tiêu đề ra thì chắc chắn một điều rằng những từ ngữ đầu tiên tiếp xúc với người đọc là những từ mô tả (description) đầu bài viết. Và nếu nó thật sự ấn tượng với người đọc thì không cớ gì họ ra đi?
Ở phần này thì mình không nói nhiều vì đây là phong cách viết của từng người, nhưng dù như thế nào thì vẫn phải có những yếu tố như: từ ngữ mang cảm xúc nhưng tự nhiên, giúp người đọc bao quát được những gì họ nhận được sau khi đọc bài viết, sử dụng phương pháp APP (mục 2 có nói), …
Thật ra thì cái này bạn nên kết hợp những yếu tố từ đầu đến giờ mà mình nói để làm cho nội dung cuốn hút hơn, giữ chân được người đọc tránh việc “chưa vào đã ra” 😀 Ví dụ như việc Đặt câu hỏi (yếu tố 1), APP (yếu tố 2) hay Xây dựng hình ảnh mong muốn ở yếu tố 3, hứa hẹn đều sắp đến ở yếu tố 4, …. Mình tin bạn thừa biết cách để kết hợp những yếu tố đó với nhau!
##14. Sử dụng in đậm, nghiêng, ngoặc kép cho từ ngữ quan trọng
Nếu từ trên xuống dưới bài viết như một thì có gì để người đọc lưu tâm? Ở yếu tố này chắc mình không cần giải thích gì nhiều. Bạn hãy sử dụng những từ ngữ in nghiêng, in đậm, hay “ngoặc kép” để giúp người đọc chú ý hơn vào nơi bạn mong muốn. Thôi nhé, yếu tố này không nói nhiều làm gì nhé! :)))
À, chỉ lưu ý là đừng quá lạm dụng nó nhé! Nhất là trong khi viết email, vì rất có thể email bạn sẽ “bị liệt” vào SPAM đấy nha! Lưu tâm!
##15. Font chữ phải phù hợp với nội dung bài viết
Tuỳ vào sản phẩm, nội dung bài viết mà bạn nên chọn cho nó một font chữ phù hợp. Sản phẩm công nghệ thường font chữ phải chuyên nghiệp, đứng đắn, mang hơi hướng “khô ráp” một chút. Sản phẩm làm đẹp thì font chữ uyển chuyển mềm mại và có nét nhẹ nhàng không quá cục mịch. Sản phẩm dành cho người lớn tuổi chút thì font chữ rõ ràng không rườm rà, cỡ chữ thì lớn hơn bình thường. Sản phẩm giải trí thì font chữ tinh nghịch, nhố nhăng một chút tạo nên sự vui vẻ, hứng khởi….
Tóm lại thì font chữ, cỡ chữ nó khá là quan trọng khi trình bày bài viết, thể hiện được phần nào đó ý đồ nội dung. Làm cho bài viết gần gũi với độc giả hơn.
##16. Rút ngắn câu chữ nhưng vẫn làm tròn ý
Việc viết câu quá dài, đoạn quá dài sẽ dễ gây nhàm chán cho người đọc. Tuyệt đối không nên lạm dụng quá khả năng viết của bạn. Nên học cách viết ngắn nhưng tròn ý!
Thôi, yếu tố này chỉ có thế, tròn ý rồi! 😀 😀
##17. Chủ động luôn được đánh giá cao hơn bị động
Thay vì bằng những câu nói mang tính bị động thì mình khuyên bạn nên nói một cách chủ động. Chủ động vừa ngắn gọi hơn lại có phần “dễ hiểu” hơn. Người đọc ít phải phân tích câu từ, tạo nên sự thoải mái và tất nhiên có cái gì “khó chịu” mà được chấp nhận đâu?
Tất nhiên thì tuỳ loại nội dung mà có nên hay không (những loại như viết văn mình không biết nên không nói đến ở đây nhé). Mình chỉ nói đến văn nói ứng dụng thực tiễn cho viết nội dung cho sản phẩm, dịch vụ, affiliate,… Mình đưa ra hai ví dụ sau là bạn nhận ra được ngay tại sao nên chủ động hơn là bị động nhé!
- [BỊ ĐỘNG] The Guitar is plays by Luan. — [CHỦ ĐỘNG] Luan plays guitar.
- [BỊ ĐỘNG] The pizza was eaten by Phuong. — [CHỦ ĐỘNG] Phuong eats pizza.
Hoặc là ví dụ của đoạn sau:
[BỊ ĐỘNG] The SEO is done differently by our technical team. We aim to find the best and most highly ranking keywords and use them strategically so that your site can be ranked well by Google and help you generate from new clients.
[CHỦ ĐỘNG] We do SEO differently here. We find the highest ranking keywords and strategically place them on your site so that you can rank higher and generate new income from new clients.
Bạn thấy đoạn bị động nó rườm rà và kinh khủng hơn rất nhiều so với lối viết chủ động chưa? 😀 Hãy thông minh khi dùng từ ngữ trong bán hàng!
TỔNG KẾT
Thật ra thì sau 17 điều cần lưu ý viết nội dung trong tiếp thị liên kết thì mình chỉ muốn nhắn nhủ: hãy viết và thực hành thật nhiều để quen với cách viết, lối viết, và rút ra cho mình được những kinh nghiệm riêng. Rất có thể nó đúng với bạn nhưng nó lại không thể tồn tại trong cách viết của người khác. Những lưu ý rất xương máu mong bạn có thể áp dụng tốt nó để rút ngắn thời gian và công sức. Chúc bạn gặt hái nhiều kết quả từ những content thực sự CHẤT LƯỢNG! Chắc chắn đây không phải là tất cả những lưu ý khi viết content, hãy bình luận và trao đổi cho nhau những kinh nghiệm hay nhé!
Thân kết!

Tham gia cùng 67,322 người đăng ký
Nhận thông tin khi có bài viết đặc biệt, hướng dẫn chuyên sâu và cập nhật mới.
Mọi thông tin đều được mã hóa và bảo mật.
Bài viết hay, có thể áp dụng luôn, nhất là muc ##1
Cảm ơn nhé! Áp dụng ngay thôi bác ơi! Có chỗ nào cần sửa không bác? Để ra tiếp phần còn lại?
Bạn viết tiếp đến phần 17 đi, đang hấp dẫn quá
oke bạn. Trong tuần này mình sẽ publish phần tiếp theo. Thân! <3
bài viết hay quá, 1h sáng mà vẫn phải ngồi xem qua một lượt mới đi ngủ.
Cảm ơn bạn! Rất vui vì giúp ích được cho bạn. Sẽ ra phần tiếp theo của bài viết! 😉
Cảm ơn bài viết của Cường. Rất hay và rất thiết thực.
Mình cảm thấy những điều này là những điều thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hằng ngày và Cường đã diễn tả rất chân thật. Cảm giác như thông não được phần nào rồi.
Mong những bài tiếp theo của Cường.
Chúc Cường luôn thành công trong cuộc sống.
Cảm ơn anh. Em sẽ cố gắng ra nhiều bài giúp ích cho anh với mọi người. Mong anh hay ghé blog em nhé! 😉
OK.
Các phương pháp này chỉ áp dụng 1 cái bác nhề?
Tuỳ bác thôi nhé! Nhưng kết hợp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Kết hợp chứ không có nghĩa là phải áp dụng tất cả vào trong một nội dung nhé. 😉
Tuỳ bác thôi nhé! Nhưng kết hợp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Kết hợp chứ không có nghĩa là phải áp dụng tất cả vào trong một nội dung nhé.
Quá hay, những nội dung rất chất mà ai cũng cần biết khi muốn làm affilate marketing.
Thank chu em nhé.
Cảm ơn anh nhé! Hay ghé em chơi anh nha 😉
Bài viết của anh rất hay và đi sát chủ đề
Cảm ơn, mình sẽ sớm ra phần còn lại. Nếu ai biết áp dụng tốt sẽ rất hiệu quả, bài này mình cực tâm huyết!
Bài viết thông mình quá Cường ơi! Bái phục em & các bạn. Quá giỏi về tìm tòi & tư duy
Bài này em viết tâm huyết lắm! Cảm ơn anh!
Cảm ơn Cường, bài viết rất chân thực, có thể áp dụng luôn và ngay. Hóng phần tiếp theo, đang hấp dẫn
Đúng là kinh nghiệm dày dạn, bài hay quá.
Cảm ơn Sơn Zim nhiều! Chăm trao đổi nhau nhé 😉
Đã từng viết nhiều và tham khảo từ nhiều nguồn nên tôi tin rằng chủ blog có rát nhiều kiến thức về mảng viết lách này. Từ giờ sẽ follow blog này, hy vọng học thêm được nhiều kiến thức bổ ích từ bạn. Cảm ơn đã cho ra lò một bài viết cực chất và thực tiễn.
Cảm ơn anh. Sắp tới em cố găngs viết nhiều bài chất nữa <3
Bài viết rất hay. Đây có thể được xem là blog hướng dẫn kỹ thuật viết blog hay nhất mà tôi từng đọc.
Bạn viết có sự chân thành trong đó.
Cảm ơn bạn, mình học hỏi được nhiều điều từ bài viết này.
Cảm ơn anh 😉 Rất mong anh áp dụng những kỹ thuật viết nội dung thành công
bài viết khá đầu tư kĩ về nội dung, cảm ơn bạn Cường nhé!
Lần đầu ghé qua blog của bạn (được giới thiệu từ langthangweb) đọc được những bài viết rất thú vị. Bài viết này cũng rất hay nhưng mình cảm thấy bài hơi dài nên khá khó để độc giả tập trung hết vào nội dung, thay vào đó họ sẽ lướt qua các tiêu đề h2 h3 mà thôi.
Peace,
V An.
Cảm ơn bạn, mình sẽ tối ưu viết bài hơn! 😉
cảm ơn ông anh về bài viết nhé, rất chất lượng
Cảm ơn bạn, mình sẽ cố gắng viết thêm nhiều bài nữa/
thanks verry good
em mới cây dựng micro nichsite thì content em copywriter từ ezinearticles được không ạ
vô tư nha!
Cảm ơn tác giả đã chia sẻ
bài viết quá hay a ơi… cảm ơn anh chia sẻ kinh nghiệm & viết nhiều bài chất lượng nữa nhé
Cảm ơn bác! Chúc bác cuối tuần vui 😉